Nên cho con bú mẹ trực tiếp hay hút sữa?

Nên cho con bú mẹ trực tiếp hay hút sữa?

Hiện nay, có rất nhiều mẹ bỉm hiện đại lựa chọn hút sữa ra bình cho bé bú bởi nhiều lý do khách quan như: công việc bận rộn, phải quay lại đi làm sớm; mẹ có nhiều sữa, bé bú không hết nên mẹ vắt sữa trữ lạnh cho bú dần;…

Phương pháp này hiện nay khá phổ biến nhưng tuy nhiên vẫn gây nhiều băn khoăn bởi không ít người lo sợ rằng hút sữa bằng máy sẽ khiến mẹ dễ bị mất sữa. Vậy nên cho con bú mẹ trực tiếp hay hút sữa thì tốt hơn? Bài viết này sẽ giúp mẹ giải đáp các thắc mắc nên cho con bú mẹ trực tiếp hay hút sữa ở bài viết dưới đây nhé!

 

Nên cho con bú mẹ trực tiếp hay hút sữa

 

I. Nên cho con bú mẹ trực tiếp hay hút sữa? So sánh ưu, nhược điểm của hai phương pháp nuôi con bằng sữa mẹ

Phương pháp nuôi con bằng bú mẹ trực tiếp hay hút sữa cho bé bú bình đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, trước khi giúp mẹ giải đáp thắc mắc “Nên vắt sữa hay cho con bú trực tiếp?”, bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ phân tích qua các ưu, nhược điểm của 02 phương pháp này.

1. Cho bé bú mẹ trực tiếp

  • Ưu điểm:

Cung cấp cho bé nhiều kháng thể hơn: Khi cho bé bú, cơ thể mẹ sẽ tạo ra các kháng thể có lợi nếu như nhận biết được các vật thể lạ (vi khuẩn, vi rút) đang có trong nước bọt và các chất tiết khác của bé. Từ đó, mẹ sẽ truyền lại những kháng thể có lợi để bảo vệ cho cơ thể bé tốt hơn.

Khi bé ti mẹ, các cơ vùng mặt của bé được hoạt động nhiều hơn nên sẽ giúp cấu trúc hàm mặt của bé phát triển cân xứng, từ đó giúp trẻ sau này phát âm rõ hơn.

Cho bé bú trực tiếp sẽ khiến cơ thể mẹ tăng phóng thích oxytocin, giúp mẹ giảm căng thẳng và phòng ngừa tình trạng trầm cảm sau sinh.

Cho bé bú mẹ trực tiếp ít tốn kém bởi không cần phải mua máy hút sữa, tủ trữ đông sữa chuyên dụng, bình sữa. Ngoài ra, mẹ cũng không cần phải quá chú trọng đến lịch trình hút sữa theo giờ cũng như mất thời gian lấy sữa, rã đông khi bé đòi bú sữa.

  • Nhược điểm:

Mẹ sẽ mất nhiều thời gian hơn để cai bú mẹ  và tập cho bé bú bình.

Nếu sữa trong bầu ngực mẹ nhiều thì mẹ sẽ không thể kiểm soát được lượng sữa chảy ra, vì vậy có thể khiến bé bị sặc khi bú.

2. Hút sữa mẹ ra bình cho bé bú

  • Ưu điểm:

Tiện lợi và cần thiết trong một số tình huống khách quan như: mẹ phải đi làm lại sớm; núm vú mẹ quá to nên bé không bú được; mẹ mắc bệnh cần cách ly, điều trị; mẹ sinh đôi hoặc sinh ba nên không thể cho con bú trực tiếp cùng một lúc…

Khi muốn cho bé cai sữa, mẹ sẽ không cần mất nhiều thời gian cai ti và tập cho bé bú bình mà chỉ cần đổi loại sữa uống cho bé.

Mẹ có thể chủ động kiểm soát được lượng sữa trong bình khi cho bé ăn nên bé sẽ ít bị sặc hơn.

Hút sữa đều là cách kích sữa về hiệu quả, sẽ giúp mẹ tiết ra nhiều sữa hơn, đồng thời giúp mẹ hạn chế tình trạng tắc sữa, căng sữa.

  • Nhược điểm

Sữa mẹ sau khi hút rất dễ bị mất các dưỡng chất cần thiết  ở bên trong nếu như không được bảo quản khoa học, đúng cách.

Khâu làm sạch và tiệt trùng chai, bình sữa, hâm lại sữa,… sẽ tốn khá nhiều thời gian. Ngoài ra, nếu không đảm bảo sạch sẽ 100% có thể khiến bé dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn về đường ruột, đường hô hấp.

Mẹ phải chú ý lịch trình hút sữa đều đặn cả ngày và đêm nên sẽ mệt mỏi hơn.

Chi phí mua máy hút và các vật dụng chuyên dụng khác cũng khá tốn kém

II. Vậy có nên vắt sữa mẹ cho bé bú bình không? Nên cho con bú mẹ trực tiếp hay hút sữa thì tốt hơn?

Nhìn chung, cả hai phương pháp nuôi con bằng bú mẹ trực tiếp hay hút sữa cho bé bú bình đều có những ưu nhược điểm riêng, không có một phương pháp nào là toàn diện. Vì vậy, mẹ nên cân nhắc để lựa chọn cho bé nhà mình một cách ăn phù hợp nhé!

Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa, việc hút sữa cho bé bú bình chỉ nên là một phương pháp tạm thời khi mẹ bận việc chứ không nên thay thế hoàn toàn cách cho bé bú mẹ trực tiếp.

Hoặc chí ít trong thời gian 6 tháng đầu đời – khoảng thời gian “vàng” của bé, mẹ nên cho bé bú hoàn toàn sữa mẹ trực tiếp để giúp cho thể bé được phát triển một cách tốt hơn. Nếu như sau khoảng thời gian này có thêm những lý do khách quan, bắt buộc thì mẹ mới nên hút sữa ra và cho bé ti bình, tuy nhiên vẫn cần phải kết hợp với cho bé ti mẹ trực tiếp.

Cho con bú trực tiếp sẽ giúp mẹ có tâm lý thoải mái, hạnh phúc và tự hào hơn với thiên chức làm mẹ của mình, bên cạnh đó, bé được tiếp xúc trực tiếp với mẹ (da kề da) nên sẽ được giữ ấm tốt hơn và có sự kết nối mẹ nhiều hơn với mẹ – Đây là một ưu điểm riêng chỉ có ở ti mẹ trực tiếp mà không có phương pháp nào có thể thay thế!

Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc “Nên cho con bú mẹ trực tiếp hay hút sữa?”. Hi vọng những thông tin trên sẽ thực sự hữu ích, giúp cho hành trình nuôi bé lớn khôn của mẹ trở nên dễ dàng hơn!

Trả lời

Refund Reason

Chat Zalo Chat Facebook Chat Facebook