Chọn kem chống nắng cho từng loại da

Chọn kem chống nắng cho từng loại da

Kem chống nắng là một sản phẩm không thể thiếu trong quá trình chăm sóc da hàng ngày, đặc biệt trong mùa hè. Tuy nhiên, việc chọn loại kem chống nắng phù hợp với từng loại da là điều quan trọng nhằm đảm bảo hiệu quả bảo vệ da tối đa. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách chọn kem chống nắng cho từng loại da để giúp bạn có một làn da khỏe mạnh và đẹp.

 

Chọn kem chống nắng cho từng loại da

 

1. Bật mí 3 nguyên tắc giúp lựa chọn kem chống nắng phù hợp nhất cho làn da

Vẫn biết rằng kem chống nắng cực kì quan trọng và trở thành “vật bất li thân” của mọi người. Tuy phổ biến là thế, nhưng cách lựa chọn kem chống nắng cho từng loại da thì không đơn giản chút nào.

Chính vì vậy, để mọi người có thể dễ dàng hơn trong việc lựa chọn kem chống nắng phù hợp cho mình, bài viết này sẽ “bật mí” những nguyên tắc cơ bản trong cách chọn kem chống nắng cho từng loại da đã được chuyên gia tư vấn. Cùng theo dõi thông tin ngay sau đây nhé!

1.1. Chú ý đến tính chất của kem chống nắng

Về cơ bản, kem chống nắng có 2 loại là kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học. Mỗi loại kem chống nắng sẽ có ưu và khuyết điểm riêng.

Tuy nhiên, kem chống nắng vật lý được chứng minh là lành tính và phù hợp với da nhạy cảm hơn so với kem chống nắng hóa học.

Sẽ tùy vào mức độ bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, sự kích ứng của da mà chọn cho mình dòng kem chống nắng phù hợp nhất. Để chọn kem chống nắng cho từng loại da phù hợp nhất, bạn đừng quên chú ý đến tính chất của kem chống nắng nhé!

1.2. Lưu ý đến chỉ số SPF và PA

Trong mỗi sản phẩm, chỉ số SPF và PA của kem chống nắng luôn được các nhà sản xuất in rõ trên bao bì để khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn.

  • Với chỉ số SPF: Đo khả năng chống tia UVB, khi chỉ số SPF càng cao thì thời gian chống nắng sẽ càng lâu. Mỗi SPF bảo vệ da được khoảng 10 phút. Nên chọn kem chống nắng có SPF tối thiểu là 30 – giúp chặn được 97% lượng UVB tác động lên da.
  • Với chỉ số PA: Đo khả năng chống tia UVA. Có 3 mức độ là PA+, PA++, PA+++ tương ứng với mức độ chống tia UVA yếu (4h), vừa (8h) và mạnh (12h). Nên chọn kem chống nắng có PA+++ để bảo vệ da tốt nhất khỏi tia UVA.

1.3. Chú ý đến thời gian và liều lượng bôi kem chống nắng

  • Thời gian bôi: Nên bôi kem chống nắng trước 20 – 30 phút rồi mới ra ngoài để kem hoạt động cơ chế bảo vệ da và thoa lại kem chống nắng cứ sau mỗi 2 tiếng đồng hồ để da được bảo vệ tốt nhất.
  • Liều lượng bôi kem chống nắng: Để chống nắng cho mặt, bạn chỉ dùng 1g kem chống nắng tương đương với 1 đồng xu và gấp 4 lần nếu dùng cho toàn thân.

2. Cách lựa chọn kem chống nắng cho từng loại da chuẩn nhất

2.1. Chọn kem chống nắng cho da khô

Dưới tác động của ánh nắng mặt trời, cơ thể buộc phải bài tiết mồ hôi để làm mát. Với quá trình này sẽ làm thất thoát độ ẩm dưới da, khiến làn da trở nên khô ráp, sần sùi. Và tình trạng da khô, bong tróc lại càng xảy ra nhiều hơn đối với những ai sở hữu làn da khô.

Vì vậy, tiêu chí để lựa chọn dòng kem chống nắng dành cho da khô chính là sản phẩm nên chứa các chất dưỡng ẩm cho da; có khả năng chống nắng phổ rộng. Sử dụng kem chống nắng với cơ chế chống nắng vật lý thay vì dùng kem chống nắng hóa học để bảo vệ làn da khô một cách tốt nhất mà không gây kích ứng hay dị ứng cho da.

Một điểm bạn cần lưu ý thêm khi lựa chọn kem chống nắng cho da khô là chỉ số chống nắng SPF.

Chỉ số SPF từ 30 trở lên sẽ phù hợp cho làn da khô để có thể phát huy tác dụng chống nắng cho da mặt hay toàn thân.

Tốt hơn hết, trước khi dùng kem chống nắng, bạn nên thoa thêm một lớp kem dưỡng ẩm để bổ sung độ ẩm cần thiết nhất cho làn da.

2.2. Kem chống nắng dành cho da nhạy cảm

Với những đối tượng sở hữu làn da nhạy cảm, dễ kích ứng với các loại mỹ phẩm, hãy nhớ tránh xa các dòng kem chống nắng hóa học và ưu tiên lựa chọn kem chống nắng vật lý cho da nhạy cảm bởi nó có chứa thành phần Zinc oxide và Titanium dioxide khá lành tính, không chứa thành phần gây kích ứng da, có kết cấu mỏng, nhẹ, thân thiện với làn da nhạy cảm.

2.3. Kem chống nắng cho da dầu nhờn

Bạn cũng biết rằng, việc chăm sóc làn da dầu nhờn vào những ngày bình thường đã khó nên khi bước vào ngày hè, việc chăm sóc da còn khó hơn gấp bội phần vì tình trạng nhờn bóng, bết rít khó chịu. Cái nắng chói chang của mùa hè tạo điều kiện lý tưởng để làn da nhờn thêm bóng dầu hơn.

Bí quyết chọn kem chống nắng cho từng loại da, đặc biệt là làn da dầu chính là ưu tiên chọn những sản phẩm không chứa dầu, có kết cấu mỏng nhẹ và chỉ số chống nắng SPF dao động từ 30 – 50 để bảo vệ làn da tối ưu mà không gây cảm giác nhờn rít.

2.4. Cách chọn kem chống nắng cho da hỗn hợp

Chọn kem chống nắng cho từng loại da, đặc biệt là da hỗn hợp thật sự không dễ dàng một chút nào. Bởi vì sao? Vì da hỗn hợp là kiểu da khá phức tạp vừa khô lại vừa dầu (vùng trán, mũi, cằm (khu vực chữ T) thường rất nhờn, còn 2 bên má, xương quai hàm lại khô). Khi chăm sóc da hỗn hợp sẽ khó hơn rất nhiều các loại da khác vì phải kết hợp cả 2 phương pháp chăm sóc cho da nhờn và da khô cũng một lúc.

Với những ai có làn da hỗn hợp thiên dầu nên sử dụng các dòng kem chống nắng không chứa dầu. Còn những ai sở hữu làn da hỗn hợp ít dầu và có nhiều vùng da khô thì nên ưu tiên lựa chọn kem chống nắng giàu chất dưỡng ẩm.

2.5. Chọn kem chống nắng cho da mụn

Theo lời khuyên từ các chuyên gia da liễu, đối với làn da mụn, bạn nên tìm những dòng kem chống nắng không chứa cồn, không chứa dầu, chỉ số SPF không quá cao, tránh sử dụng sản phẩm có mùi hương, oxybenzone…

Với làn da mụn, dễ bị bít tắc chân lông thì kem chống nắng vật lý (chứa thành phần kẽm oxit, titanium oxide) là sự lựa chọn tốt nhất vì chúng vừa có khả năng chống nắng tốt cho da vừa đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Với những gợi ý trên, hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ hơn về cách chọn kem chống nắng phù hợp với từng loại da. Điều quan trọng là bạn nên chọn sản phẩm chống nắng thường xuyên để đảm bảo bảo vệ da khỏi tác động của tia UV. Hãy luôn lưu ý rằng bảo vệ da là một quá trình liên tục và cần được chăm sóc đúng cách để có một làn da khỏe mạnh và đẹp trong thời gian dài.

Trả lời

Refund Reason

Chat Zalo Chat Facebook Chat Facebook