Cần cảnh giác 5 bệnh này nếu bạn đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ mà vẫn hôi miệng

Trên thực tế, hội miệng có nhiều nguyên nhân, đó không phải bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, đây cũng có thể là hồi chuông báo động của sức khỏe cơ thể.

Một trong những lý do đầu tiên bạn nghĩ tới khi bị hôi miệng đó là không vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Không chăm chỉ đánh răng hàng ngày, không súc miệng sau khi ăn, không dùng chỉ nha khoa để xỉa răng thì khả năng mắc chứng hôi miệng đặc biệt cao. Những thói quen vệ sinh răng miệng không tốt này khiến cặn thức ăn dắt lại giữa các kẽ răng, dẫn đến vi khuẩn có hại phát triển mạnh.

Trên bề mặt răng sẽ sinh ra một lượng lớn cao răng và các mảng bám răng, khi đó sẽ xuất hiện hiện tượng hôi miệng rất rõ rệt.

Trong trường hợp nếu bạn đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng mọi cách rồi mà vẫn không hết hôi miệng thì cần đề phòng những bệnh sau:

1. Hôi miệng do mắc bệnh răng miệng

Hơn 80% nguyên nhân gây hôi miệng liên quan đến các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm chân răng, viêm nha chu hoặc viêm nướu, trong khoang miệng sẽ có rất nhiều vi khuẩn.

Trên răng cũng sẽ xuất hiện một số vôi hoặc mảng bám, dẫn đến việc sản sinh ra một số amin, indole và hydrogen sulfide trong khoang miệng gây hôi miệng, sưng nướu, chảy máu và đau răng.

2. Hôi miệng do viêm xoang

Khoảng 50-70% bệnh nhân viêm xoang bị hôi miệng. Cách viêm xoang gây hôi miệng tương tự như chảy dịch mũi sau, tức là nước mũi bị nhiễm khuẩn do viêm xoang chuyển sang màu xanh lá, hơi đục. Lượng chất nhầy này thường mắc kẹt trong khoang mũi và có xu hướng chảy ngược lại về phía sau khoang chứa. Chất nhầy này chứa rất nhiều vi khuẩn; khi xuống miệng, gặp phải môi trường thuận lợi vi khuẩn tích tụ theo thời gian gây ra mùi hôi miệng.

3. Hôi miệng do viêm họng, viêm amidan cấp tính

Cả người lớn lẫn trẻ em đều có thể bị viêm amidan cấp tính. Chứng hôi miệng dai dẳng có thể xảy ra do viêm amidan cấp tính. Khi ăn, các loại mảnh vụn khác nhau chẳng hạn như tế bào chết, thức ăn, chất nhầy, nước bọt bị mắc kẹt trong hốc amidan và tích tụ. Vi khuẩn và nấm ăn chất tích tụ và gây ra mùi. Bệnh nhân viêm amidan có thể phải tiến hành cắt amidan nếu tình trạng hôi miệng không biến mất dù đã vệ sinh răng miệng tốt.

4. Hiệu hôi miệng do mắc bệnh về gan

Khi mắc loạt bệnh lý về gan, do chức năng gan của người bệnh hoạt động không bình thường nên hàm lượng nitơ urê và amoniac trong máu tăng lên nhanh chóng. Khi amoniac đi qua đường hô hấp, một phần sẽ được bài tiết ra miệng và mũi, từ đó gây ra hôi miệng.

Mùi hôi miệng do bệnh gan gây ra thường là mùi như thức ăn ôi thiu. Khi chức năng gan suy giảm càng nặng thì mùi hôi này sẽ càng rõ ràng hơn.

5. Hôi miệng do mắc bệnh về đường tiêu hóa

Khi mắc một số bệnh về đường tiêu hóa, thức ăn sẽ không được tiêu hóa, phân hủy và chuyển hóa nhanh chóng, lâu ngày tích tụ lại trong đường tiêu hóa, rồi bị vi khuẩn phân hủy và lên men sinh ra nhiều khí.

Các chất khí này sẽ tỏa ra từ miệng, gây ra tình trạng hôi miệng cùng hàng loạt cảm giác khó chịu khác như đầy hơi, đau bụng, trào ngược, ợ hơi…

Làm gì để hết hôi miệng?

Nhìn chung khi bị hôi miệng, bạn không nên quán hoang mang, lo lắng, mà hãy phán đoán dựa trên những triệu chứng của bản thân, từ đó có biện pháp điều trị hợp lý:

  • Vệ sinh răng miệng sạch bằng các phương pháp khác nhau: đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày, kết hợp với nhiều phương pháp khác nhau như: dùng tăm nước, nước muối súc miệng, dùng chỉ nha khoa….
  • Uống đủ 2 lít nước/ngày.
  • Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh. Bổ sung thêm nhiều trái cây, rau củ. Lưu ý tránh những đồ ăn chứa nhiều axit, giảm lượng đường trong khẩu phần ăn hàng ngày, hạn chế bia rượu, đồ uống có ga…
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh lo âu hay căng thẳng.

Để lại một bình luận

Refund Reason

Chat Zalo Chat Facebook Chat Facebook