Chế độ ăn cho trẻ béo phì

Ngày nay khi đời sống sinh hoạt, ăn uống được cải thiện hơn rất nhiều so với các thế hệ trước thì số lượng trẻ em bị béo phì ngày càng gia tăng. Việc giảm cân cũng gặp nhiều khó khăn hơn ở lứa tuổi này. Do đó, các bậc phụ huynh cần tìm hiểu chế độ ăn cho trẻ béo phì một cách khoa học.

 

 

1. Nguyên nhân nào khiến trẻ bị béo phì?

Tình trạng cân nặng bị tăng quá mức so với cân nặng và  chiều cao trung bình được coi là béo phì (chỉ số BMI ≥ 30). Điều này khiến lượng mỡ bị tích lũy dư thừa trong cơ thể và gây  ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình chưa đúng về chế độ ăn cho trẻ béo phì:

  • Trẻ ăn quá nhiều thức ăn dầu mỡ, chất béo, đồ ngọt giàu năng lượng trong một ngày;
  • Trẻ bỏ bữa sáng, ít ăn rau và ăn nhiều vào bữa tối;
  • Trẻ ăn nhiều, lười vận động và ngủ nhiều vào ban ngày.

Chế độ ăn cho trẻ béo phì chưa đúng có thể gây ra những hậu quả sau:

  • Sức khỏe của trẻ suy giảm từ sớm, gây ra các bệnh lý mạn tính khó điều trị;
  • Hoạt động, sinh hoạt thường nhật gặp nhiều khó khăn;
  • Trẻ trở nên tự ti, mặc cảm với bạn bè và dễ bị trầm cảm.

Trẻ bị béo phì không những gây ảnh hưởng tiêu cực đối với ngoại hình, sức khỏe mà còn là gánh nặng tâm lý của trẻ. Vì vậy các bậc cha mẹ nên sớm điều chỉnh chế độ ăn cho trẻ béo phì một cách khoa học, lành mạnh.

2. Cách xây dựng chế độ ăn cho trẻ béo phì

Khi nhận thấy sự thay đổi về ngoại hình của trẻ có dấu hiệu của béo phì, cha mẹ nên vận dụng những phương pháp điều trị béo phì cho trẻ, trong đó quan trọng nhất là việc thay đổi chế độ ăn. Cụ thể như sau:

2.1. Hạn chế chất béo và những loại thực phẩm chứa năng lượng rỗng

  • Ưu tiên cho trẻ ăn những món hấp, luộc hoặc kho thay vì chế biến theo kiểu chiên rán, xào với nhiều dầu mỡ. Không nên cho bé ăn nhiều mỡ và da động vật. Nếu nấu ăn bằng dầu thì hãy chọn dầu thực vật;
  • Hạn chế các thực phẩm giàu năng lượng như đồ ăn thức uống chứa nhiều đường, chocolate, bơ,…;
  • Nước ngọt có gas, bánh kẹo, bánh kem, snack, đồ ăn vặt mặc dù cung cấp nhiều năng lượng nhưng lại nghèo nàn chất dinh dưỡng, vì vậy cha mẹ không nên tích trữ chúng trong nhà hoặc mua cho trẻ ăn.

2.2. Tăng cường rau xanh và ngũ cốc trong khẩu phần ăn của trẻ

Trái cây tươi và rau xanh không những cung cấp nhiều chất xơ, vitamin mà còn giảm cảm giác thèm ăn của trẻ, đồng thời chúng cũng không làm dư thừa năng lượng trong cơ thể. Do đó nó được những người bị béo phì tăng cường bổ sung khi có kế hoạch giảm cân.

Trong ngũ cốc chứa không ít chất dinh dưỡng giúp cơ thể có đủ tinh bột, khoáng chất và vitamin thiết yếu cho cơ thể mà không làm dư thừa chất béo.

2.3. Về lượng đạm nên bổ sung như thế nào cho phù hợp?

Mặc dù bị béo phì nhưng trẻ vẫn cần phải bổ sung đạm để tránh nguy cơ thiếu chất. Sau đây là lượng đạm và protein phù hợp cho từng nhóm tuổi:

  • Trẻ nhỏ từ 1 – 3 tuổi: lượng protein cần thiết tối thiểu là 13g/ngày;
  • Trẻ nhỏ từ 4 – 8 tuổi: nên tiêu thụ khoảng 19g protein/ngày;
  • Trẻ từ 9 – 13 tuổi: mỗi ngày nên bổ sung tối thiểu khoảng 34g protein.

2.4. Lượng canxi cũng cần được cung cấp đầy đủ

Cha mẹ cần lưu ý rằng mặc dù cần giảm thiểu lượng chất béo và lượng thức ăn xuống cho trẻ nhưng không nên cắt giảm lượng canxi trẻ cần tiêu thụ hàng ngày vì canxi đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển vững chắc của hệ xương cũng như chiều cao của trẻ.

Canxi thường được tìm thấy trong sữa và các chế phẩm từ sữa hay các thực phẩm khác như hải sản và rau củ (súp lơ xanh, cải chíp, cải xoăn, rau chân vịt, rau dền,…).

Đối với sữa, mẹ nên thay thế bằng những dòng sữa tách béo, sữa không đường, sữa dành cho trẻ thừa cân béo phì. Không nên cắt đi lượng sữa cần thiết cho trẻ vì trong sữa chứa rất nhiều vitamin D, canxi, đạm whey, photpho, lactose,… Ngoài ra cha mẹ cần đảm bảo trẻ được bổ sung đủ nước mỗi ngày để điều hòa và cân bằng các chất trong cơ thể.

2.5. Trẻ nên được ăn đúng bữa, đúng giờ

Trẻ bị thừa cân béo phì vẫn cần được ăn đủ bữa, nếu ăn thiếu bữa lệch giờ sẽ khiến trẻ càng cảm thấy đói và ăn nhiều hơn bình thường.

Ngoài ra thay vì cho trẻ ăn 3 bữa/ngày, cha mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa/ngày, lượng thức ăn mỗi bữa cắt giảm đi sẽ tốt hơn việc ăn ít bữa nhưng mỗi bữa lại dung nạp quá nhiều thức ăn.

Đối với giấc ngủ, hãy cho trẻ đi ngủ sớm, đừng thức quá khuya vì điều này càng khiến trẻ cảm thấy đói và muốn ăn vặt buổi đêm. Bên cạnh đó khi chìm sâu vào giấc ngủ cơ thể trẻ sẽ tiết ra nhiều hơn các hormone tăng trưởng, thúc đẩy phát triển chiều cao trong khi ngủ.

2.6. Thay thế bữa ăn bằng các loại bột dinh dưỡng

Bằng cách thay thế bữa ăn bằng các loại bột dinh dưỡng có thể giúp trẻ được bổ sung đầy đủ chất cần thiết cho cơ thể mà không nạp thêm các chất béo dư thừa khác. Phương pháp này có thể khiến trẻ đói nhiều ở các lần đầu, nhưng hãy kiên trì duy trì và thật nghiêm khắc với chế độ ăn này để giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống lành mạnh mới.

3. Phương pháp luyện tập, vận động cho trẻ béo phì

Ngoài việc xây dựng chế độ ăn cho trẻ béo phì, các bậc phụ huynh cũng cần thiết lập một lối sống lành  mạnh, khoa học cho trẻ:

  • Tích cực tập luyện thể dục, thể thao. duy trì thói quen này ít nhất từ 30 – 60 phút mỗi ngày thông qua các hoạt động như đạp xe, đá bóng, chạy hoặc bơi lội;
  • Khuyến khích  bé đi tới những khu vui chơi công cộng, tham gia vào các trò chơi như leo dây, cầu trượt, chơi trong nhà bóng tiêu hao nhiều năng lượng;
  • Không để trẻ xem tivi hàng giờ liền, đồng thời cần tạm xa các loại hình trò chơi điện tử (chỉ nên cho tiếp xúc dưới 2 giờ/ngày), hãy sắp xếp các hoạt động vui chơi cho trẻ vào thời gian rảnh rỗi;
  • Cho trẻ làm các công việc nhà đơn giản, phù hợp với lứa tuổi như dọn dẹp đồ chơi, phòng ngủ, gấp quần áo, rửa bát đĩa,… vừa giúp nâng cao tính tự giác, giúp đỡ cha mẹ mà còn giúp trẻ giảm cân;
  • Cắt giảm khẩu phần ăn cho trẻ một cách từ từ, không đột ngột để cơ thể trẻ dần thích nghi với sự thay đổi này, tránh trường hợp trẻ bị mệt mỏi, thiếu hụt dưỡng chất cho hoạt động hàng ngày.

Nhìn chung tình trạng béo phì không những gây ảnh hưởng tiêu cực đến người lớn mà nếu trẻ em gặp phải vấn đề này cũng xảy ra không ít phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy, nếu cha mẹ thiết lập chế độ ăn cho trẻ béo phì một cách hợp lý sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện mà vẫn đảm bảo khoa học, đủ chất. Bên cạnh sự thay đổi về chế độ ăn uống, các bậc phụ huynh cũng nên chú trọng đến sự vận động của trẻ để tránh nguy cơ thừa cân béo phì, ì trệ,…

Trả lời

Refund Reason

Chat Zalo Chat Facebook Chat Facebook