10 nguyên nhân khiến mẹ ít sữa sau sinh

Tiếp nhận sữa mẹ là một trong những yếu tố quan trọng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng có đủ sữa để cung cấp cho con của mình. Dưới đây là 10 nguyên nhân khiến mẹ ít sữa sau sinh.

 

 

1. Độ tuổi của mẹ khi sinh con là một trong những nguyên nhân khiến mẹ ít sữa sau sinh

Độ tuổi mang thai và sinh nở ảnh hưởng khá nhiều đến cả cơ thể người mẹ lẫn sự phát triển của em bé. Sinh con khi đã lớn tuổi có thể khiến cơ thể bị chậm tiết sữa. Nó cũng ảnh hưởng đến việc lượng sữa mẹ bị thiếu hụt, thậm chí là không có đủ sữa cho bé bú.

2. Mẹ bị căng thẳng hay gặp áp lực

Sau khi sinh nở, tâm lý người mẹ thường bị thay đổi thất thường. Các bác sĩ cho rằng căng thẳng là nguyên nhân khiến mẹ ít sữa sau sinh, điều này ảnh hưởng đến người mẹ rất nhiều. Nó có thể dẫn đến các chứng bệnh tâm lý như trầm cảm sau sinh, lo lắng, bệnh tim mạch hay ảnh hưởng đến sự sản sinh sữa mẹ. Đặc biệt là đối với những bà mẹ lần đầu có con.

Tâm lý căng thẳng hay áp lực khi phải thức cả ngày để chăm con, tự ti về cơ thể sau sinh hay sự không thấu hiểu từ gia đình khiến cho các bà mẹ bị ức chế hệ thần kinh trung ương. Điều này gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sản sinh hormone oxytocin, một trong những hormone chính giúp điều tiết việc sinh ra sữa mẹ.

3. Tần suất cho con ti sữa mẹ

Khi cho con bú sữa, bầu ngực của mẹ được tác động và kích thích sản sinh ra sữa mẹ. Trong mỗi cữ bú, cơ thể của mẹ thường xuất hiện phản xạ sản sinh ra sữa từ 1 cho đến 2 lần. Bé bú đều đặn, thường xuyên và đúng cữ thì vú mẹ càng được kích thích, phản xạ xuống sữa càng nhiều. Đây cũng là một cách tăng sữa cho mẹ ít sữa hiệu quả. Vì thế, nếu bé nhà bạn có tần suất ti sữa ít, không thường xuyên cũng có thể là một nguyên nhân khiến mẹ ít sữa sau sinh.

4. Tình trạng sức khỏe của người mẹ

Sức khỏe của mẹ cũng là nguyên nhân khiến mẹ ít sữa sau sinh. Cùng điểm qua một số lý do chủ yếu sau đây.

4.1. Ảnh hưởng từ các kỳ kinh nguyệt

Khi cơ thể người mẹ bị mất máu trong kỳ kinh nguyệt thì lượng sữa cho con bú cũng bị ảnh hưởng và giảm ít đi. Lúc này, cơ thể người mẹ mệt mỏi khi vừa bị hành kinh, vừa phải sản sinh ra sữa mẹ. Lúc này, mẹ cần được bồi bổ và bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn.

4.2. Nội tiết tố bị mất cân bằng, rối loạn

Tuyến giáp là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng của các hormone trong cơ thể. Việc tuyến giáp của người mẹ bị vấn đề có thể dẫn đến tình trạng rối loạn hay mất cân bằng nội tiết tố. Điều này dẫn đến các hormone giúp sản sinh sữa mẹ như prolactin, oxytocin bị ảnh hưởng. Gây ra hiện tượng mẹ bị tắc sữa, sữa chậm về, lượng sữa không nhiều.

Cụ thể, estrogen và progesterone là 2 hormone chủ yếu góp phần cho sự phát triển của tuyến vú, dậy thì hay khả năng sinh sản. Hormone prolactin đóng vai trò hỗ trợ sản xuất sữa trong giai đoạn mang thai. Trong khi đó, oxytocin chịu trách nhiệm đưa dòng sữa đi qua các ống dẫn sữa. Chính vì thế, rối loạn hay thiếu hụt các hormone do tuyến giáp của mẹ có vấn đề hay các lý do khác có thể là nguyên nhân khiến mẹ ít sữa sau sinh.

4.3. Mẹ mắc bệnh tiểu đường

Insulin cũng là một trong những hormone cần thiết cho quá trình sản xuất sữa mẹ. Mẹ bầu mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ có thể gây sự mất ổn định ở nồng độ insulin. Yếu tố này dẫn đến nguyên nhân khiến mẹ ít sữa sau sinh.

4.4. Sinh mổ

Các chuyên gia hay bác sĩ chuyên khoa sản đều khuyến khích sinh thường ở hầu hết các trường hợp. Mẹ bầu chỉ nên lựa chọn sinh mổ khi có chỉ định hoặc khuyến cáo của bác sĩ. Việc sinh mổ mang đến nhiều ảnh hưởng cho thai nhi và người mẹ. Trong đó có việc mẹ bị chậm sữa, sữa ít.

4.5. Tác dụng phụ của một số loại thuốc và thảo dược

Mẹ dùng thuốc và một số loại thảo dược vào giai đoạn trước hay sau khi sinh cũng có thể ảnh hưởng đến việc sản sinh sữa mẹ. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, việc mẹ bầu dùng thuốc ức chế cơn đau khi chuyển dạ sẽ làm trì hoãn sự khởi đầu điều tiết sữa mẹ. Bên cạnh đó, các loại thảo mộc như oregano, rau mùi tây, cây xô thơm hay lá bạc hà cũng được ghi nhận là làm chậm quá trình sản xuất sữa mẹ.

Vì thế, mẹ cần tham vấn ý kiến bác sĩ khi cần dùng đến các loại thuốc. Mẹ chỉ nên dùng thuốc khi thực sự cần hoặc có chỉ định của bác sĩ. Đối với các loại thuốc lợi sữa, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng khi có dự định dùng thuốc.

4.6. Sử dụng thuốc tránh thai sẽ gây ảnh hưởng đến việc lượng sữa mẹ bị ít đi

Hầu hết cơ chế hoạt động của các loại thuốc tránh thai hiện nay là giúp kiểm soát nồng độ hormone trong cơ thể phụ nữ nhằm ức chế quá trình rụng trứng. Trong một số trường hợp, sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên được cho là ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe phụ nữ. Đặc biệt là phụ nữ đang cho con bú vì chúng gây ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ.

Nếu mẹ muốn áp dụng những cách tăng sữa cho mẹ mới sinh hiệu quả, mẹ nên hạn chế sử dụng thuốc tránh thai. Kế hoạch tránh thai trong giai đoạn cho con bú phù hợp nhất là không sử dụng thuốc mà nên sử dụng các biện pháp khác như dùng bao cao su, màn chắn tinh trùng,…

5. Chế độ sinh hoạt của người mẹ

Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học là một trong những cách tăng sữa cho mẹ ít sữa rất tốt. Lý do là vì chế độ ăn uống sẽ quyết định đế phản xạ xuống sữa của mẹ. Các chất dinh dưỡng từ thực phẩm sẽ cung cấp năng lượng cho cơ thể mẹ, bao gồm cả quá trình sản sinh sữa mẹ. Các chất dinh dưỡng này còn trực tiếp chuyển hóa vào sữa mẹ, giúp tạo chất dinh dưỡng cũng như sản xuất lượng sữa chất lượng nhiều hơn để nuôi dưỡng trẻ.

Bên cạnh đó, một lối sống lành mạnh cũng rất quan trọng. Nếu người mẹ có những thói quen xấu như: ít vận động, lười ăn hoặc ăn những thực phẩm ít dinh dưỡng, sử dụng chất kích thích (cà phê, rượu bia, chất gây nghiện,…) hay hút thuốc lá. Thì lượng sữa mẹ sẽ bị giảm chất lượng, bị thiếu hụt hay tệ hơn là không có sữa cho con bú. Hãy luôn nhớ rằng những gì bạn nạp vào mỗi ngày cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến con. Ăn uống lành mạnh, vận động hợp lý, hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá sẽ cung cấp nguồn sữa mẹ chất lượng tốt nhất cho trẻ.

6. Các yếu tố tác động từ môi trường

Với xu hướng phát triển đô thị hóa không ngừng kéo theo hệ quả là không khí bị ô nhiễm, nguồn nước nhiễm bẩn hay thực phẩm tẩm hóa chất độc hại. Những hệ quả xấu này cũng là nguyên nhân dẫn đến việc mẹ bị giảm lượng sữa.

Để có thể áp dụng những cách tăng sữa cho mẹ ít sữa, đầu tiên mẹ nên tự bảo vệ bản thân mình. Tuy mẹ không thể tránh được những yếu tố khách quan này một các triệt để nhưng hãy phòng ngừa để hạn chế được các tác động xấu đến cơ thể. Mẹ bầu hoặc đang trong giai đoạn cho trẻ ti sữa nên hạn chế đến những nơi đông người, nơi không khí ô nhiễm. Hãy chú ý đến chất lượng thực phẩm trước khi sử dụng, không dùng thức ăn bị hỏng, ôi thiu hay không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

7. Mẹ bầu gặp phải tình trạng sinh khó

Trường hợp người mẹ bị khó sinh, sinh mổ hay chuyển dạ lâu, băng huyết sau sinh,… cũng có thể ảnh hưởng đến việc sản sinh sữa mẹ. Lúc này các hormone căng thẳng tăng cao gây ra nguyên nhân khiến mẹ ít sữa sau sinh.

Việc mất máu quá nhiều khiến cho cơ thể người mẹ, đặc biệt là tuyến yên bị tổn thương. Tuyến yên là tuyến nội tiết trong não, bộ phận này chịu trách nhiệm cho việc kích hoạt sản xuất sữa mẹ. Mẹ bầu bị mất nhiều hơn 500ml máu trong lúc sinh nở khiến cho cơ thể bị thiếu máu, mệt mỏi và bị thiếu sữa, không có sữa hay sữa chậm về.

8. Thiếu sữa cũng có thể là do ảnh hưởng của việc tiêm tĩnh mạch

Một số ý kiến cho rằng tiêm tĩnh mạch cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ ít sữa sau sinh. Số ít mẹ bầu phải tiêm tĩnh mạch trong khi có thể khiến quá trình khởi động tiết sữa bị chậm lại.

9. Do ảnh hưởng của việc sinh non

Cũng như thai nhi, tuyến sữa của mẹ cũng cần đủ thời gian cần thiết để phát triển. Vì thế, với những trường hợp sinh non, sinh sớm, các mô tuyến trong vú không có đủ thời gian cần thiết để phát triển đầy đủ. Điều này khiến hiện tượng có mẹ sữa chậm, ít sữa xảy ra.

10. Sót nhau trong quá trình sinh

Sót nhau thai trong quá trình sinh nở cũng là nguyên nhân khiến sữa mẹ chậm. Một vài mảnh nhau còn sót lại trong tử cung người mẹ khiến hormone progesterone được giải phóng. Hormone này góp phần làm quá trình khởi động tiết sữa bị trì hoãn.

Tóm lại, việc đảm bảo cung cấp đủ sữa cho con là rất quan trọng trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Bằng cách nhận biết và giải quyết các nguyên nhân khiến mẹ ít sữa sau sinh, bạn có thể giúp mẹ của bạn sản xuất đủ sữa để cung cấp cho con của họ. Hãy chia sẻ thông tin này với mẹ bầu và những người mới sinh để giúp họ có một kế hoạch nuôi con bằng sữa mẹ hiệu quả hơn.

Trả lời

Refund Reason

Chat Zalo Chat Facebook Chat Facebook